Kết nối mọi đường bay đẹp

Du lịch Bình Định- Vẻ đẹp tháp Đôi Champa ở Bình Định

Vijaya ngày xưa, nay là tỉnh Bình Định từng là thủ phủ vang bóng một thời của vương quốc Champa. Dẫu trải qua bao biến cố cả hào hùng lẫn bi thương trong cuộc chiến giữa Champa và Đại Việt, nhưng di tích các đền tháp Champa vẫn còn sừng sững trên mảnh đất Bình Định ngày nay, phản ảnh một thời vàng son của thủ phủ này.

vé máy bay đi bình định

Di sản lịch sử Champa tại Bình Định hiện nay còn có 14 ngôi tháp được quy hoạch xây dựng trong thành “Đồ Bàn” có chu vi đường kính khoảng gần 20 km. Một số tháp chính còn tồn tại như: Dương Long, Thủ Thiện, Bình Lâm, Cánh Tiên, Phú Lốc, Bánh Ít, Hưng Thạnh (Tháp Đôi), v.v.

Hiện nay chính quyền Bình Định rất quan tâm trong việc khảo sát và phê duyệt những dự án về trùng tu tháp Champa. Theo ông Đặng Hữu Thọ, Giám đốc ban quản lý di tích lịch sử tỉnh Bình Định cho biết, hầu hết các tháp Champa ở Bình Định đã được khai quật khảo cổ và trùng tu. Cụ thể như:

• Năm 2004, tháp Bánh Ít được trùng tu với tổng kinh phí 2,4 tỷ đồng.

• Năm 2006, công cuộc khai quật khảo cổ và trùng tu tháp Dương Long lần thứ nhất và hiện nay tháp Dương Long đang tiếp tục khai quật, trùng tu lần 2 với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng.

• Năm 2006, tháp Cánh Tiên được chính thức khai quật khảo cổ và trùng tu với tổng kinh phí 100.000 Euro do Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ và vốn đối ứng 700 triệu đồng của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định. Sau khi trùng tu, tháp Cánh Tiên đã đưa vào phục vụ khách du lịch vào cuối năm 2010.

• Năm 2012, tháp Bình Lâm cũng được tiếp tục khảo cổ và trùng tu với tổng kinh phí được phê duyệt gần 15 tỷ đồng.

Đặc biệt, Tháp Đôi hay còn gọi là tháp Hưng Thạnh, được xếp vào một trong những tháp đẹp về nghệ thuật kiến trúc Champa, đã được sự quan tâm thích đáng và trùng tu hoàn thiện, đến nay đã tạo cho thành phố Quy Nhơn một không gian tháp Đôi tuyệt đẹp mà du khách không thể không một lần dừng chân nếu ghé qua thành phố biển này.

Bài viết này nhằm miêu tả lại một quá trình đầy khó khăn và thử thách trong công cuộc giải tỏa, trùng tu và bảo tồn tháp Đôi để có một không gian tháp tuyệt đẹp như ngày nay.

Tháp Đôi nằm trên đường Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Quần thể tháp Đôi gồm 2 tháp là một trong những kiến trúc độc đáo được xây dựng cuối thế kỷ 12.
Trước đây, tháp Đôi bị bao vây và lấn chiếm để xây dựng đền Thanh Minh, chùa Tháp Đôi, trường học, cơ quan, khu dân cư và các quán ăn, v.v.

Năm 1991, tháp Đôi được khai quật khảo cổ và trùng tu với tổng kinh phí trên 2 tỷ đồng. Tuy nhiên không gian tháp Đôi vẫn còn bị thu hẹp và bao vây bởi những công trình nói trên và ai cũng nghĩ rắng dường như không thể giải tỏa hoàn toàn khu tháp Đôi để trả lại không gian nguyên vẹn cho quần thể tháp có kiến trúc và địa điểm tọa lạc đặc biệt này.

Năm 2008, với sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh cùng với tầm nhìn về giá trị văn hóa, kinh tế và du lịch của tháp Đôi đối với Bình Định, khu di tích tháp Đôi đã được Nhà nước đầu tư tôn tạo thêm. Các hạng mục công việc cấp thiết mà chính quyền đã thực hiện đó là giải tỏa các khu hàng quán ăn, di chuyển các hộ dân, cơ quan, trường học,… xung quanh Tháp.
san bay phu cat, ve may bay di binh dinh, ve may bay binh dinh
Chùa Tháp Đôi đã dời đi chổ khác

Trong quá trình giải tỏa khó khăn nhất là việc giải tỏa Chùa Tháp Đôi, tuy chính quyền tỉnh đã làm việc với giáo hội Phật giáo và các bên liên quan. Nhưng mãi đến năm 2010 chùa mới chịu đồng ý di dời đến vị trí khác và hiện nay công tác tháo gỡ Chùa Tháp Đôi còn đang tiến hành.

Trong lúc đó, công tác bảo dưỡng và bảo tồn Tháp Đôi tiếp tục được thực hiện tích cực và nghiêm túc. Bệ thờ Linga và Yoni đã được đưa vào trong Tháp Bắc mà người dân quen gọi là Tháp Bà. Bên trong cả hai Tháp đã được trùng tu và tôn tạo khang trang. Bên ngoài tháp là vườn cây cảnh tươi tốt mà đặc trưng là những sắc màu của hoa Champa. Những bóng dừa nghiêng thấp thoáng soi mình bên chân tháp và cả khóm chuối mộc mạc góc trước sân được lưu giữ lại để góp phần tôn lên vẻ uy nguy và trầm mặc vốn có của Tháp cổ. Bên cạnh đó, những thảm cỏ xanh mướt được cắt tỉa gọn gàng bao bọc bên ngoài đã làm nên một không gian tháp Đôi thật tuyệt đẹp. Về đêm, hệ thống điện chiếu sáng được mở từ 7 đến 10 giờ đã làm cho tháp Đôi trở nên lung linh và huyền ảo. Những hàng ghế công viên cũng được xếp đặt để các du khách có thể ngồi đây chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí tháp Đôi.

Bên cạnh sự quản lý và gìn giữ của ban quản lý Tháp thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định, thì hàng năm, vào khoảng tháng 3 âm lịch, người Chăm ở các huyện Vân Canh, Đồng Xuân về đây tổ chức các nghi lễ cúng tháp với lòng tôn kính.

Hiện nay tháp Đôi trở thành một trong những khu vực hấp dẫn nhất mỗi khi du khách đến thành phố Quy Nhơn. Đến nơi du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc nghệ thuật đã được các nghệ nhân tài hoa dựng lên từ nhiều thế kỉ trước, mà còn chiêm ngưỡng những nét đẹp kỳ bí của tháp cổ, và tự hào một thời văn minh cường thịnh của vương quốc Champa đã để lại những di sản kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở Việt Nam.




vé máy bay quận phú nhuận, ve may bay di binh dinh, ve may bay quan phu nhuan, vé máy bay quận phú nhuận, vé máy bay đi bình định , vé máy bay chính hãng tân phi vân, ve may bay chinh hang, ve may bay khuyen mai, ve may bay gia re, vé máy bay lê văn sĩ, vé máy bay huỳnh văn bánh, ve may bay le van si, ve may bay huynh van banh, dai ly ve may bay di bình định , đại lý vé máy bay đi bình định , sân bay phù cát bình định
Free Auto Backlink  Hiệu quả đạt TOP google
Share on Google Plus

About Huỳnh Lâm

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét