Phải thừa nhận cảnh sắc thiên nhiên sơn thủy Ninh Bình ở đâu cũng đẹp, nhưng khi nơi đó có sự can thiệp của con người thiếu trách nhiệm hoặc nhà đầu tư chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt thì cảnh quan biến dạng và bầy hầy.
Bây giờ đến đây không ai lại không cám cảnh khi thấy đầm Vân Long – khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc bộ với hình ảnh những cô gái chân quê sáng chiều chống sào đưa khách vào núi Hoàng Quyển, núi Mèo Cào thăm Kẽm Trắm, hang Cá, hang Bóng, thì hôm nay cả một vùng rộng lớn đều cạn kiệt nước và phủ bụi trắng từ nhà máy sản xuất xi măng thải ra.
Thêm nữa, sản phẩm du lịch Ninh Bình đều na ná nhau. Nếu trước đây có danh thắng Tam Cốc lừng danh, sau đó Vân Long, Tràng An lần lượt đưa vào khai thác du lịch, và sắp tới thêm thắng cảnh Thung Nham, song ở đâu cũng lặp đi lặp lại cái cảnh hết ngồi thuyền chèo rồi vào hang động, trách sao khách không mau nhàm chán.
Đến Ninh Bình, tôi liên tưởng tới vùng đồng bằng sông Cửu Long cảnh quan sông nước kỳ thú, kênh rạch chằng chịt, ghe xuồng đi lại như mắc cửi giữa xanh ngát cây trái, thật là lý tưởng để làm du lịch sinh thái.
Thế nhưng nhiều năm qua, quanh đi quẩn lại du khách chỉ được xuồng ghe đưa vào rạch dừa, nghe đờn ca xtài tử, thăm một ngôi nhà cổ, làng nghề và chợ nổi, sinh động hơn thì có tour tát mương bắt cá.
Thế nhưng nhiều năm qua, quanh đi quẩn lại du khách chỉ được xuồng ghe đưa vào rạch dừa, nghe đờn ca xtài tử, thăm một ngôi nhà cổ, làng nghề và chợ nổi, sinh động hơn thì có tour tát mương bắt cá.
Nói chung, tuy khai thác du lịch nhưng hoàn toàn dựa trên những gì đã có sẵn chứ không đầu tư, sáng tạo. Hệ quả là khách du lịch cho rằng, chỉ cần mua tour đi chơi một tỉnh là coi như đã đi hết đồng bằng sông Cửu Long.
Đảo Quan Lạn, Quảng Ninh đón chúng tôi bằng một buổi chiều nhẹ nắng, thuận lợi cho chuyến đi dạo biển. Trên đầm cát mênh mông thấp thoáng những phụ nữ lom khom đào bắt sá sùng (một loại giun biển).
Theo con đường xuyên đảo, chúng tôi đến khu du lịch Minh Châu, Robinson và Sơn Hào. Thủy triều xuống dần, lộ diện bờ cát trắng phau và tiếng sóng rì rào.
Cảnh sắc thật tuyệt nhưng khá buồn tẻ vì thiếu vắng bóng người. Hàng loạt bungalow, nhà nghỉ chạy dọc theo bờ biển cửa đóng then cài, mặc dù vừa vào Thu, biển trời còn ấm áp. Đã nghe đồn khách du lịch ra đảo ngày càng giảm do giá cả đắt đỏ gấp 2 – 3 lần so với đất liền, đến giờ, qua thực tế, tôi mới tin là sự thật.
Nhiều chủ doanh nghiệp tại Quan Lạn biện hộ cho nguyên nhân giá dịch vụ tăng bất thường, rằng đảo chưa có lưới điện quốc gia nên phải sử dụng máy phát tốn nhiều chi phí, Quan Lạn lại xa đất liền, phí vận chuyển hàng hóa cao…
Vì việc riêng, tôi phải chia tay đoàn du khảo tại cảng Cái Rồng, Vân Đồn, lên tàu cao tốc hướng tới Cô Tô, đảo tiền tiêu trong vịnh Bắc bộ. Cô Tô là tên riêng của một hòn đảo, cũng là tên chung của huyện Cô Tô gồm trên 40 đảo lớn, nhỏ thuộc hệ thống quần đảo Cô Tô – Thanh Lân. Cô Tô có chiều dài biên giới biển với Trung Quốc hơn 200km, nối liền vùng biển Bạch Long Vỹ của TP. Hải Phòng.
Mất đúng 1 giờ 20 phút, kể từ lúc băng qua hàng trăm đảo đá vôi trong vùng nội thủy thuộc vịnh Bái Tử Long, tàu đến cửa Đối bên đảo Ba Mùn rồi vượt biển trước khi cập bến Cô Tô Lớn.
Từ đây theo đường nhựa nối liền cầu cảng với trung tâm huyện lỵ chỉ dăm phút đi bộ. Đó là một thị trấn nhỏ bé, yên tĩnh, sạch sẽ với vài đường phố chia ra hai khu vực: cơ quan hành chính và khu dân cư, với nhà ở, cửa hàng, chợ búa, nhà hàng, khách sạn đan xen, hầu hết đều cũ kỹ, đơn sơ, ngoài vài khách sạn hướng ra biển mới xây xong.
Bến thuyền Tràng An – Ninh Bình
Những tưởng giá sinh hoạt trên đảo sẽ rất đắt, bởi Cô Tô xa đất liền hơn đảo Quan Lạn, cũng sử dụng máy phát điện. Nhưng tôi đã nhầm, bởi giá dịch vụ và ăn uống tại đây chỉ bằng phân nửa Quan Lạn. Vẫn biết mọi sự so sánh đều khập khiễng, song không thể không minh chứng.
Trong khi cơm phần và phòng quạt tại Cô Tô 100 ngàn đồng/suất, 350 ngàn – 450 ngàn đồng/phòng/đêm thì ở Quan Lạn phải chi 180 ngàn đồng cho khoản ăn, 800 ngàn đồng phần lưu trú. Cũng vậy, giá thuê xe máy ở Cô Tô 150 ngàn đồng/ngày, còn Quan Lạn tới 300 ngàn đồng.
Cô Tô cho tôi nhiều sự bất ngờ, từ cách làm du lịch sáng tạo, nhiệt tâm của lớp doanh nhân trẻ cho đến chiến lược phát triển du lịch bền vững của chính quyền sở tại.
Ông Nguyễn Đức Thành, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô, cho biết: “Để Cô Tô thực sự trở thành khu du lịch sinh thái bền vững, việc đầu tiên của chúng tôi là nâng cao đời sống dân sinh để họ yên tâm bám biển, bám đảo, xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng tôi thường xuyên vận động người dân bảo vệ môi trường tự nhiên và nhằm ngăn chặn tình trạng chèo kéo, “chặt chém” du khách, từ đầu Hè, chúng tôi đã phát hành tờ rơi “Những điều cần biết về du lịch Cô Tô”, thông tin đầy đủ đến khách du lịch mức giá từng loại phòng nghỉ, suất ăn, thức uống.
Nếu được phản ánh qua đường dây nóng những ai bắt chẹt du khách, sẽ bị xử lý kịp thời, công khai. Huyện vừa khởi công dự án đưa điện lưới quốc gia ra đảo bằng cáp ngầm với tổng giá trị gần 1.100 tỷ đồng, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hồ chứa nước trên các đảo, trong đó hồ Trường Xuân với dung tích 170.000m3 sẽ đưa vào sử dụng cuối năm nay.
Gỡ lưới bắt ghẹ, ốc sau một đêm vất vả bám biển
Điều làm tôi xúc động nhất là các bãi biển ở Cô Tô đều được giữ gìn nguyên vẹn giống như cách đây 6 năm, khi lần đầu tiên tôi đặt chân tới. Vẫn là núi Ngắm Sóng mà sáng sáng trai gái ra đón bình minh và chiêm ngưỡng những đợt sóng xô nhau vỗ vào ghềnh đá hình thù kỳ dị.
Vẫn là từng tốp phụ nữ, trẻ em lặng lẽ bắt ốc trên bãi đá khi thủy triều xuống. Vẫn là bãi biển Hồng Vàn cát trắng tinh, trải dài tít tắp bên làn nước trong xanh đến mê hoặc. Vẫn là những thuyền nan mộc mạc nằm hờ hững trên bãi cát Vàn Chảy vắng vẻ như chờ đợi ai…
Tôi cũng đã lênh đênh trên thuyền chài đến Cô Tô Con – một đảo nhỏ nằm phía bắc để được lang thang trên bờ cát mịn màng, thuần khiết, để thỉnh thoảng được ngắm một loại chim nào đó bay lên từ rừng sâu.
Vẻ quyến rũ của Cô Tô Con còn là những ghềnh đá mang trong mình lớp lớp hoa văn tuyệt đẹp, kết quả của sự mài giũa, bào mòn bởi sóng biển, mưa gió hàng triệu năm. Xa xa hướng đông bắc nổi lên giữa trùng khơi một đảo đá vôi hệt con sư tử trong tư thế trầm tư trấn giữ biển trời Tổ quốc.
vé máy bay đi đà nẵng, ve may bay di da nang, dai ly ve may bay da nang, đại lý vé máy bay đà nẵng, vé máy bay quận tân phú, ve may bay quan tan phu, vé máy bay lê văn sỹ, ve may bay le van sy, ve may bay huynh van banh, vé máy bay huỳnh văn bánh, phong ve may bay huynh van banh, đại lý vé máy bay huỳnh văn bánh, đại lý vé máy bay nguyễn văn trỗi, dai ly ve may bay nguyen van troi,dai ly ve may bay quan go vap, đại lý vé máy bay quận gò vấp, vé máy bay đi cần thơ, ve may bay di can tho, ve may bay quan phu nhuan, vé máy bay quận phú nhuận, vé máy bay đi hà nội, vé máy bay đi mỹ, vé máy bay quận 12, vé máy bay quận 3, vé máy bay quận 1
Trả lờiXóahãng eva air có tốt không
vé máy bay đi mỹ một chiều
korean air ho chi minh
vé máy bay đi mỹ giá rẻ nhất
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich
ve may bay di canada