Kết nối mọi đường bay đẹp

KHÁM PHÁ VÙNG ĐẤT HUYỀN BÍ DAKNONG


Được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu hiền hoà, trải dài từ miền ôn đới sang nhiệt đới, Đắk Nông thừa hưởng những đặc điểm của người con núi rừng. Đến Đắk Nông, điều đầu tiên đập vào mắt du khách là những rừng thông dài tít tắp, xanh mơn mởn. Vào sâu hơn nữa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khu rừng nguyên sinh đậm chất nhiệt đới với những cây cổ thụ rêu phong vây kín chở đầy vết tích thời gian.


Nằm trên địa phận xã Đắk R’Til, huyện Tuy Đức, cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa 60km, thác Đắk G’Lun tuyệt đẹp tung mình ở độ cao hơn 50m rồi được tẽ thành hai dòng nước treo lơ lững trên vách đá trông rất quyến rũ.

Đến với Đắk G’Lun là đến với cảnh non nước hữu tình, không khí mát mẻ, trong lành, cộng với tiếng chim muông ca hát bạn sẽ có được cảm giác thư giãn, êm đềm. Bên trên dòng thác là những khối đá lớn và bằng phẳng tựa những tấm thảm trải rộng để hai dòng chảy ngày đêm chuyển động không mệt mỏi. Phía dưới chân thác là những mô đá lớn nhỏ nhấp nhô với muôn vàng dáng vẻ, tựa những vũ khúc điệu đàng. Khi mặt trời lên, những bụi nước lóng lánh làm thành những chiếc cầu vồng lúc ẩn lúc hiện.



Thác Đắk G’Lun nằm trong cánh rừng đặc dụng với nhiều loại gỗ quý hiếm. Bao bọc xung quanh thác là các loại cây có tán rộng và những bụi le rừng mát mẻ. Quanh khu vực này hơi nước luôn toả ra trông giống như mưa phùn ở Đà Lạt. Nơi đây còn có những bãi đất rộng và bằng phẳng để du khách cắm trại nghỉ qua đêm, hay để thưởng ngoạn mặt trời lên…Từ nhiều năm nay, dù nằm ở nơi khuất vắng, nhưng với vẻ đẹp hoang sơ và thơ mộng của mình, thác Đắk G’Lun đã cuốn hút biết bao du khách trong vùng đến tham quan.

Nơi đây nếu được đầu tư và xây dựng chắc chắn sẽ không chỉ thu hút du khách trong tỉnh mà sẽ còn thu hút nhiều du khách ở các tỉnh lân cận như Đắk Lắk, Bình Phước, Bình Dương, Tp.Hồ Chí Minh.

Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung con thac o Dak Nong
Dọc hai bên đường quốc lộ 14, những vạt bông cúc trắng nở san sát mặt đường. Chúng thay thế cho bông dã quỳ vào mùa xuân. Thế nhưng, lâu lâu ta lại có thể thấy được một vài bông dã quỳ hiếm hoi còn sót lại.

Dăk Nông không có nhiều điểm du lịch, loanh quanh chỉ có những ngọn thác do con sông Srépok hợp lưu từ hai con sông Krông Nô và Krông Ana mà tạo thành. Điều lạ là, hai con sông này vốn hiền hoà, thế nhưng khi hợp lại với nhau thì trở nên hung dữ, chảy xiết. Do đó, những ngọn thác do chúng tạo ra rất hùng vĩ.

Thác Dray Nur chính là một tuyệt tác mà tạo hoá đã ban tặng cho chúng ta. Theo ngôn ngữ của người dân tộc ở đây, ngọn thác này là thác cái hay thác vợ. Vào mùa này, dòng nước đổ xuống từ thác trở nên cuồn cuộn cuốn theo nó là dòng phù sa màu mỡ, ầm ầm đổ xuống, bọt nước bắn tung toé.

Những tảng đá phủ đầy rêu xanh, cây cỏ um tùm như đang ở nơi mà chưa có bàn chân con người đặt chân đến.
Sotaydulich Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Nhung con thac o Dak Nong
Vào mùa này những con thác trở nên hùng vĩ


Cách thác Dray Nur không xa là thác Dray Sap, được hiểu như là thác khói theo ngôn ngữ của thổ dân ở đây. Sở dĩ, có tên như vậy vì dòng nước từ trên cao ào ào đổ xuống dưới, bọt nước bốc lên tạo thành những lớp như sương như mây.


Con đường mòn đến Dray Sap tuyệt đẹp, nó được lát bằng những phiến đá và theo thời gian được phủ bằng một lớp rêu thời gian. Hai bên đường là những cây cổ thụ xanh tươi, cao vun vút bằng hai người ôm mới xuể, ước tính tuổi thọ của những thân cây này có đến hàng trăm tuổi. Nếu để ý, có thể thấy được một dòng thác nước nhỏ đổ từ vách đá dựng đứng trên con đường đến thác. Những hồ nước nằm rải rác bên vệ đường với hàng khối loài thuỷ sinh tạo cho đường vào thác trở nên lung linh, huyền ảo, mơ màng như đang lạc vào nơi tiên cảnh bồng lai nào đó trong tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân. Ngoài hai thác Dray Nur và Dray Sap, con sông Srépok còn tạo ra những dòng thác khác như thác Gia Long, mà tương truyền tên thác do vua Bảo Đại đặt, rồi còn cả thác Trinh Nữ nữa.

Đặc sản của Rừng

Những ngọn tháp tuyệt đẹp, những âm vang kỳ bí của núi rừng khiến Đắk Nông quyến rũ một cách hoang dại. Bên cạnh đó, điều khiến nhiều du khách mê mẩn có lẽ là thực phẩm rừng. Nếu một lần được ăn món gà rừng hầm “đọt mây” (hay còn gọi là ngọn mây), hẳn du khách sẽ không bao giờ quên. 

Thông thường, mây chỉ có giá trị làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhưng với người dân nơi đây, mây còn là một thực phẩm quý và chỉ được dùng để đãi khách phương xa mà thôi. Muốn có món gà rừng hầm đọt mây khao khách thì ngay từ ngày hôm trước những người đàn ông phải vào rừng tìm những cây mây thật cao lấy cho được những ngọn mây mới mọc cắt đem về. Sau đó là công việc của người phụ nữ. Họ phải cắt mây thành từng khúc nhỏ, lột bỏ cái vỏ xấu xí gai góc bên ngoài rồi bắc lên bếp luộc thật kĩ. Gà dùng cho món ăn này là loại gà rừng chính tông, muốn ăn được, phải “săn”. Trọng lượng mỗi con chỉ từ 0,5kg đến 1kg. Tuy sức vóc khá khiêm tốn  nhưng không vì thế mà gà rừng có nhiều xuơng như những chú gà nhà. Ngược lại, thịt gà rừng rất thơm và mềm. Đưa một miếng thịt lên nếm thử, nhiều người chỉ biết trầm trồ, gắp một miếng mây kèm theo thì biết bao thú vị, bao cảm giác cứ đưa đẩy nơi đầu lưỡi. Mây non tơ, có vị giòn giòn, hơi nhân nhẫn đắng, tưởng như măng nhưng ngon và lạ hơn nhiều. Vị ngọt của gà thấm qua tường thớ mây, len lách cảm giác đê mê khó tả.


Ngoài ra, ở đây còn rất nhiều loài rau lạ mà chỉ cần nghe tên đã thấy tò mò muốn thử. Đầu tiên phải kể đến cây lá bếp. Đây là loài rau mọc dại ở bên bờ suối hoặc những nơi ẩm thấp. Chúng sống dai dẳng như loài cỏ dại và được người đồng bào thu lượm về nhà làm thực phẩm cho mình. Ngoài ra còn có rau tàu bay, loại này thường mọc ở trên các sườn đồi . Đây cũng là món ăn độc đáo của người dân khi lần đầu đi khai phá miền đất đỏ. Sỡ dĩ cây có tên là tàu bay vì hoa của cây khi nở xoè ra như những chiếc ô màu trắng, chỉ một ngọn gió nhỏ thổi qua làm các cánh hoa bay trắng góc trời. Nó có thể dùng nấu canh hay luộc đều rất ngon. 

Người Việt Nam không ai là không biết món cà pháo, nó đã đi vào thi ca một cách bình dị nhưng thân thương, thoáng nghe ấm lòng ấm dạ. Nhưng người dân Tây Nguyên còn có một loại cà rất riêng mà nghe tên đã biết nguồn gốc của mình: cây cà dại. Đây là loại cây nhỏ, trái mọc thành chùm li ti như những chùm nho xanh. Cà hái về, nếu kỹ thì luộc chín, không thì ăn sống, nhâm nhi cùng chén muối ớt thật cay, không khéo một nồi cơm to vơi mãi mà chưa đủ.

Thật vậy, từng món ăn ở từng địa danh mà bạn đi qua đều thấm sâu trong đó tính cách, lối sống của con người vùng cao nguyên đất đỏ này. Đó là sự đơn giản đến không ngờ, tính nguyên sơ, nhưng ẩn sâu trong nó là những bí mật, những bí mật đang chờ bạn khám phá.


Share on Google Plus

About Huỳnh Lâm

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét