Ra khỏi TP.Pleiku, đi theo quốc lộ 14 về phía thị xã Kon Tum chừng vài cây số, chúng tôi dừng hỏi thăm đường đến Biển Hồ và được chỉ về phía một ngọn núi phủ kín mây mù. Đi thêm chừng hơn cây số nữa, chúng tôi lại hỏi đường và lại được chỉ lên ngọn núi. Rẽ khỏi quốc lộ, vượt qua những hẻm núi, một con đường trải nhựa phẳng lỳ tuyệt đẹp trải ra trước mắt, khiến những tay lái đang say đường chúng tôi phút chốc quên mất Biển Hồ, quên mất nỗi hoài nghi dâng đầy trong lòng.
Hiện nay người ta xác định chính xác diện tích của Biển Hồ là 240 ha, là hồ nước tự nhiên lớn nhất trong khu vực. Các kết quả phân tích chất lượng nước cho thấy nước ở đây có chất lượng tốt nhất trong tất cả các thuỷ vực mặt nước lớn tại Tây Nguyên cũng như toàn quốc. Chính vì thế, Biển Hồ là một tài nguyên mặt nước dồi dào, cả trữ lượng và chất lượng đều bảo đảm, có ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển thành phố Pleiku. Người ta cũng đã dùng máy hồi âm định vị để xác định Biển Hồ được hình thành bởi 3 túi trũng từ các dãy núi xung quanh. Hai túi lớn thông nhau qua một eo khá rộng và có độ sâu tương tự nhau là 16 mét. Túi trũng còn lại có độ sâu khoảng 12 mét. Trước người ta đồn rằng, đáy Biển Hồ có những cái vực rất sâu, hun hút như giếng, giờ xác định là nó khá bằng phẳng. Cũng có thể đây là kết quả của việc bồi lắng sạt lở diễn ra khá mạnh vào mùa mưa liên tục các năm vừa qua. Toàn bộ trữ lượng nước của Biển Hồ vào khoảng 25 đến 30 triệu m3, xê dịch giữa mùa khô và mùa mưa chứ nó không “nguyên si, không đổi” như lời đồn. Nhưng nguyên việc có một cái hồ nước vĩ đại đến ba chục triệu mét khối lơ lửng trên tầng trời như thế đã là kỳ diệu lắm rồi..
biển hồ nhìn từ trên đồi thông
Đứng giữa gió trời lồng lộng, chúng tôi cúi nhìn xuống mặt nước xanh thẳm mà tự hỏi, sự kỳ diệu nào đã đặt một hồ nước rộng lớn đến cả ba chục triệu mét khối lơ lửng giữa cao nguyên như thế. Trong yên ắng, Biển Hồ dịu dàng nép mình giữa những ngọn núi trập trùng, lững lờ soi bóng mây trời. Đối diện với Biển Hồ chừng vài cây số về hướng nam là đỉnh Hàm Rồng, cũng là một miệng núi lửa khổng lồ trong số hàng trăm miệng núi lửa lớn nhỏ quanh TP.Pleiku. Nếu Biển Hồ là miệng một núi lửa âm sâu xuống lòng đất, thì Hàm Rồng là đỉnh núi dương, sừng sững như tấm bình phong chắn gió. Xa về phía chân trời là những quả đồi đất đỏ bazan, những đồi chè, đồi càphê, những cánh rừng bạt ngàn cùng phố núi Pleiku ẩn hiện.Bóng chiều buông xuống, dát lên mặt hồ một lớp vàng óng ả. Một chiếc thuyền nhỏ lặng lờ rẽ sóng, làm mặt nước lay động rồi vỡ tan thành ngàn vảy vàng lấp lánh. Trên trời, từng đàn chim lũ lượt bay về tổ. Tiếng chim kêu lảnh lót, tiếng vỗ cánh lao xao trong bóng chiều bình yên.
Thấy đám khách lạ chúng tôi cứ mê mải ngắm nhìn, chụp ảnh Biển Hồ suốt từ khi nắng còn chói chang cho tới khi chiều tà như không biết chán, mấy cô bé người địa phương cứ khúc khích cười. Một cô bé có làn da rám nắng cho biết: “Các anh chị đến đây vào mùa hoa nở thì còn đẹp hơn. Có hoa cúc quỳ, hoa gạo, hoa mua, hoa êpang nữa”. Chúng tôi cứ nhìn vào đôi mắt sâu thẳm, trong veo của cô bé, để tưởng tượng ra những vạt hoa cúc quỳ nhuộm vàng rực các bìa rừng, mơ màng với màu xanh lục của hoa êpang trải dài từ mặt hồ lên những triền núi cao, những bông gạo đỏ thắp lửa trên mặt gương hồ xanh thẳm và những thảm hoa mua, hoa sim tím biếc phủ kín mép hồ.......
hoa sim ở biển hồ
hãng eva airline
vé máy bay đi mỹ giá rẻ nhất
đặt vé máy bay korean air
vé máy bay khứ hồi đi mỹ giá rẻ
giá vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich
vé máy bay đi canada