Kết nối mọi đường bay đẹp

Về Quảng Bình ăn Sò huyết tiến Vua Sông Ròn

Sông Ròn chảy qua các xã vùng bắc huyện Quảng Trạch, Quảng Bình mang lại bao nhiêu là của ngon vật lạ, trong đó có con sò huyết.

Sông Ròn, có tài liệu viết là Roòn, ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Sông bắt nguồn từ núi Động Mưa ở lũy Hoành Sơn chảy xuống phía Đông Nam đến xã mới Quảng Châu rồi chuyển theo hướng Đông qua thị trấn Ba Đồn trên quốc lộ 1A ra cửa Cảnh Dương hay cửa Ròn, tên chữ là Di Luân.



Tuy nhiên, ít ai biết ngọn nguồn con sò huyết ở sông Ròn. Trong Ô châu cận lục không thấy nhắc đến sò huyết, chỉ nói vùng cửa biển Di Luân có nhiều ngao, cua, cá, mắm muối, tôm hùm. Cho đến Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn thì sò huyết mới xuất hiện. Sách có đoạn: “Cửa biển châu Bắc Bố chính xưa không có sò. Từ thời Hiền quận công Nguyễn Khắc Liệt trấn thủ, sai ba chiếc thuyền ra Quảng Yên, giáp với Khâm Châu lấy về bỏ ở cửa biển Di Luân (cửa Ròn), đến nay xứ ấy mới có sò”. 


Dù lý do thế nào thì sò huyết sông Ròn cũng quá nổi danh, là của quý đối với người vùng Ròn. Trên một trang cá nhân, Trần Lý Minh viết: “Ngày trước, chúng tôi đi mò cua, cá đụng phải sò thì bắt luôn. Theo quy định của hội mò sò, mỗi thợ mò dành ra năm con sò đầu tiên bắt được, góp lại vào một cái giỏ, để riêng ra ngâm vào nước. Lúc tan cuộc mò thì những con sò đầu tiên đã nhả sạch bùn. Vớt sò lên, cả hội cùng nhau trèo lên một cái chòi cất rớ tàu, chuẩn bị chế biến cho bữa tiệc sò tươi sống. Thợ mò dùng dao nhỏ tách đôi sò ra cho thật khéo, không để huyết sò chảy ra. Xong, vắt chanh vào thịt sò được nhuộm đỏ tươi màu huyết, đợi vài phút cho thịt chín hẳn mới ăn. Khỏi phải nói, món sò sống vắt chanh rất ngọt.”.
Ăn, với người Quảng Trạch cũng chẳng giống nơi nào. Đó là món sò huyết mù tạt, ông Xuân bảo đi khắp nơi từ bắc chí nam cũng chưa thấy nơi nào chế biến kiểu như ở quê ông. Sò huyết đắt, thường được gom bán cho nhà hàng nên muốn ăn phải tìm đến quán. 


Hỏi quán mệ Mận ở thị trấn Ba Đồn thì nhiều người biết mặc dù quán chẳng ra quán, cũng không hề có bảng biển. Chủ quán là vợ chồng ông bà Ngự-Mận. Hai ông bà tỉ mẩn cắt từng loại phụ gia sẵn sàng, khách muốn ăn nhanh thì điện thoại báo giờ trước cho ông bà chuẩn bị. Khách đến, trong khi bà Mận trụng sò qua nước sôi và ngồi tách sò ra chén thì ông Ngự đổ mù tạt ra chén đầy xì dầu rồi đánh cho tan đều. Sò chần qua nước sôi với bí quyết và bàn tay khéo léo của bà Mận nên không quá chín, thịt và huyết còn tươi. Ai chưa quen, ông Ngự ngồi hướng dẫn cách ăn luôn, vừa làm ông vừa đọc mấy câu thơ: Sò huyết cháo lươn quán không tên/Quán không bàn ghế chiếu trải nền/Quý khách gần xa thăm ghé quán/Dẫu một đôi lần quán chẳng quên. 

ành, ngò, rau quế, giá đỗ sống, nộm chua, tỏi sát mỏng, gừng cắt nhỏ, đậu lạc, dứa thơm, bắp chuối tươi mỗi thứ một ít cho vào chén rồi lấy thìa múc 1 con sò cả huyết bỏ lên, sau đó múc nước mù tạt rải, nặn thêm ít giọt chanh tươi nữa và trộn đều. Tiếp theo, dĩ nhiên cho vào miệng nhai thưởng vị. Thịt sò mát, béo lịm quyện với vị chua chua của nộm đu đủ, cay của gừng, chát của bắp chuối, vị nồng của mù tạt ngào ngạt trong vòm miệng. Nhai vừa đủ mù tạt xông lên mũi thì nuốt ực. Làm thêm ngụm rượu men riềng pha bột sắn dây của xứ Quảng Châu vào, lúc này mồ hôi cũng vừa toát ra khiến tâm hồn lâng lâng khó tả.

Share on Google Plus

About Huỳnh Lâm

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

1 nhận xét: