Kết nối mọi đường bay đẹp

SÓC TRĂNG- LÊN ĐÊNH MIỀN SÔNG NƯỚC



CHỢ NỔI NGÃ NĂM



Vị trí: Chợ nổi Ngã Năm nằm tại thị trấn Ngã Năm, huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
Đặc điểm: Chợ nổi Ngã Năm là giao điểm của năm con sông đi năm ngả: Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thanh Trị qua, Phụng Hiệp xuống. Ðây là một trong những chợ nổi có từ lâu và nhộn nhịp nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.


Ghe tàu từ các nơi đến đây để mua bán, trao đổi đủ loại hàng hoá. Vào những ngày giáp tết Nguyên Ðán, cảnh chợ càng nhộn nhịp, náo nhiệt hơn.
Tờ mờ sáng sớm, chợ nổi Ngã Năm đã hoạt động, khu vực trung tâm của chợ nổi Ngã Năm, có đến hàng trăm ghe, tàu đủ loại đậu san sát nhau.
Ðứng trên bờ nhìn xuống, chợ nổi lung linh với đủ loại màu sắc của ánh đèn. Hàng hoá ở chợ nổi Ngã Năm hầu như không thiếu món gì. Nếu như khu vực dưới sông chủ lực là thực phẩm tươi sống, lúa gạo, trái cây... thì khu vực trên bờ các cửa hàng cũng đầy ắp tivi, đầu video, tủ lạnh, máy giặt...
Ðến nay chợ nổi Ngã Năm vẫn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá của chợ nổi khu vực đồng bằng Nam Bộ. Chợ nổi Ngã Năm là một địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Cồn Mỹ Phước 



Thuộc xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, giữa sông Hậu, cách thị trấn Kế Sách chừng 10km, đi canô mất nửa giờ. 
Giống như nhiều vạt cồn và cù lao khác, cồn Mỹ Phước được hình thành phù sa từ thượng nguồn sông Mê Kông theo dòng sông Hậu đổ về hạ lưu, đến địa phận Mỹ Phước dòng nước chảy chậm lại và phù sa lắng xuống lâu ngày tích luỹ dần và trở thành cồn. Theo những người dân cố cựu xứ cồn kể lại, cồn Mỹ Phước đã định hình cách đây khoảng 150 năm. Ban đầu mặt cồn còn thấp, trên cồn chỉ toàn là những bãi bùn năng lác, cỏ dại và cây bần cây tạp cùng một số loài thú hoang và chim muông sinh sống

Người dân cồn Mỹ Phước đã tạo dựng những khu vườn sinh thái trồng cây ăn trái, làm nơi ăn nghỉ dành cho du khách tham quan. Cồn Mỹ Phước với không gian bao la rộng mát, với sông nước hữu tình thơ mộng, đã trở thành một điểm thu hút khá đông khách tới thăm quan.


Cồn Mỹ Phước- Sóc Trăng



Chùa Kh'leang 

Toạ lạc ở số 71 đường Mậu Thân, khóm 5, phường 6, Chùa Kh'leang là ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng, có tuổi thọ gần 500 năm, được xây dựng vào khoảng năm 1533, gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng.


 Bên trong chính điện có 16 cột bằng gỗ to, đen mượt được thiếp vàng thể hiện các hình ảnh nói về cuộc đời đức Phật, về sinh hoạt Phật pháp. Trên trần và tường được vẽ nhiều hình ảnh, hoa văn, thể hiện sự hoà hợp giữa phật pháp và hội hoạ. Nơi chính điện là bức tượng Phật to ngồi trên toà sen lộng lẫy tạo nên sự uy nghiêm thanh thoát. Trong chùa còn trưng bày các vật dụng của người Khmer xưa như một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt căn hoá cổ xưa của dân tộc mình. Bộ mái chùa cũng được xây dựng theo kiểu tam cấp và mỗi cấp được chia thành 3 nếp. Nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc chùa Chùa Dơi tọa lạc ở số 73B đường Lê Hồng Phong, phường 3, Chùa Dơi là một ngôi chùa đẹp, thanh bình với thiên nhiên xanh, là nơi cư trú của hàng vạn con dơi quạ. Chùa Dơi còn được gọi là chùa Mã Tộc hay chùa Mahatuc. 


Chùa được xây dựng vào thế kỷ 16 và đã được trùng tu nhiều lần. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống Khmer. Ðặc biệt khuôn viên chùa rộng lớn chính là nơi cư trú của hàng vạn con dơi quạ từ bao đời nay, chúng treo mình trên những cành cây trong khuôn viên chùa vào ban ngày, khoảng 6h chiều dơi bay đi kiếm ăn đến 5h sáng hôm sau lại quay về. Ðiều thú vị nữa là dơi không bao giờ ăn và phá hại trái cây trong khu vực chùa, nơi chúng nương náu.

Chùa có tôn trí pho tượng đức Phật cổ bằng đá cao 1,5m và nhiều bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt.

    •  Chùa Đất Sét 
    Chùa đất sét
    Chùa đất sét
    Tọa lạc tại 163A, đường Lương Đình Của, các tác phẩm tượng Phật, linh thú, đỉnh trầm, bảo tháp... được tạo ra từ đất sét, thoạt nhìn không ai có thể tin là thật. Đặc biệt trong chùa có 8 cây nến: 6 cây lớn chưa đốt và 2 cây nhỏ hơn đang cháy. Trọng lượng mỗi cây nến lớn khoảng 200kg, cao 1,6m, ước cháy liên tục khoảng 70 năm. Hai cây nến nhỏ đã cháy từ khi ông Ngô Kim Tòng qua đời, năm 1970, dự kiến thời gian cháy hết khoảng 35 năm, nhưng năm 2006 vẫn đang cháy và có thể cháy tiếp vài năm nữa. Tại đây còn có 3 cây hương (nhang) mỗi cây cao 1,5m chưa đốt. Chùa Đất Sét đang là một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất ở thành phố Sóc Trăng.

    Lễ hội 
    • Lễ Ooc-om-Bok
    Thời điểm tổ chức lễ hội Ooc-Om-Bok là lúc thời tiết bắt đầu sang mùa khô, lúa ngoài đồng chớm chín. Lễ hội có ý nghĩa tạ ơn Thần Mặt Trăng và cầu mong điều lành, may mắn; cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no hạnh phúc.
    Đua ghe Ngo
    Đua ghe Ngo

    Lễ cúng trăng: lễ cúng trăng vào tối ngày 14 tháng 10 (âm lịch), thời gian hành lễ trước khi mặt trăng lên đến đỉnh đầu. Vị trí hành lễ đặt tại sân của từng nhà, sân chùa hay nơi rộng rãi không bị che khuất ánh trăng. Tại đây người ta chôn hai cây tre (hoặc tầm vông) làm trụ. Phía trên buộc một cây xà ngang dài chừng 3m, trang trí hoa lá (giống như một cổng chào). Phía dưới kê bàn đặt lễ vật. Lễ vật gồm có cốm nếp; các loại sản vật nông nghiệp có tinh bột (khoai lang, khoai môn, sắn); hoa trái (dừa, chuối, bưởi, cam...), bánh kẹo. Với lòng thành kính, mọi người ngồi chắp tay trước ban thờ, mặt hướng lên mặt trăng, một cụ già làm chủ lễ đọc lời khấn Thần Mặt Trăng, sự biết ơn của con người đối với thần, xin thần tiếp nhận lễ vật và ban phước lành cho họ.

    Sau khi cháy hết tuần hương, người già gọi trẻ con đến ngồi xếp bằng trước ban thờ. Cũng động tác chắp tay thành kính trước ban thờ Mặt Trăng, sau đó một cụ già dùng tay nhúm một ít cốm và lễ vật khác, đút vào mồm từng đứa trẻ, tay kia vỗ lưng và hỏi ước muốn của chúng năm nay là gì? Năm nào câu trả lời của các em suôn sẻ, lễ độ, rành rọt thì người lớn tin rằng năm đó mọi điều tốt lành sẽ đến với họ. Cuối cùng mọi người hạ cỗ cùng nhau hưởng lễ vật; trẻ nhỏ nô đùa, múa hát dưới trăng. Nếu có khách đến vào ngày này thì họ sẽ có quà bằng cốm dẹp.

    Tại các ngôi chùa Khmer đêm 14 tháng 10 còn có tục thả đèn nước trên sông và thả đèn gió bay lên trời. Theo quan niệm của người Khmer, tục thả đèn nước sẽ xua tan bóng tối, sự ô uế và buồn bã, giữ lại sự bình yên trong phum, sóc. Nhiều hoạt động sân khấu truyền thống Khmer như đoàn Dù kê, Rô băm biểu diễn phục vụ khách hành hương chảy hội vào tối 14 này.
    • Đua ghe ngo

    Theo phong tục cổ truyền của người Khmer, ngày hôm sau lễ cúng trăng (15/10) là tục đua ghe ngo. Trước khi đi dự thi, cộng đồng thường làm lễ tạ thần và tổ chức chiêu đãi những người tham gia cuộc thi. Đội đua gồm những trai tráng khoẻ mạnh, có kinh nghiệm, được lựa chọn rất kỹ từ trước. Mỗi đội có trang phục đẹp, mũ cùng màu.
    Tham gia cuộc đua có hàng chục chiếc ghe đại diện cho các chùa hay cộng đồng ở nhiều địa phương. Ban tổ chức chia các đội ghe tham dự thành hai nhóm A và B. Thông thường nhóm A là các ghe đã được xếp hạng trong mùa giải trước. Nhóm B là tất cả các ghe ngo còn lại.

    Nhạc ngũ âm, tiếng trống, tiếng cồng và tiếng hò - hụi của các đội đua đang khởi động làm sôi động cả khúc sông. Trong đua ghe ngo, việc cầm lái, giữ lái để chiếc ghe đi đúng hướng, nhịp bơi của những mái dầm phải thật nhịp nhàng là những yếu tố quyết định đến tốc độ của chiếc ghe.

    Hội đua ghe ngo được tổ chức hàng năm ở thành phố Sóc Trăng, những năm gần đây có nhiều địa phương đến tham gia như Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, thậm trí còn có đội ghe ngo đến từ nước bạn Căm Pu Chia. Điều này chứng tỏ lễ hội gắn liền với môn thể thao truyền thống này đang phát triển mạnh mẽ, trở thành sự kiện văn hoá truyền thống lớn ở Việt Nam. 
    Sóc Trăng là một tỉnh mang nhiều đặc trưng văn hóa của người Chăm, tới đây, bạn như được đắm mình trong nền văn hóa lâu đời của dân tộc này, từng ngôi chùa, từng lễ hội và từng cách ứng xử đều mang đậm nét văn hóa Chăm. Đến đây vào đúng dịp lễ Ooc-Om-Bok, du khách sẽ càng thấy thù vị hơn khi đến tỉnh này.

    Share on Google Plus

    About Huỳnh Lâm

    This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
      Blogger Comment
      Facebook Comment

    1 nhận xét: